Các loại chuẩn sạc
Trong khi các bộ sạc đang dần trở nên chuẩn hoá, thì trên thị trường vẫn tồn tại một số chuẩn sạc khác nhau đang được sử dụng rộng rãi.
Chuẩn sạc dành riêng cho máy tính xách tay
Không may, hiện không có một loại sạc nào được xem là chuẩn cho laptop. Vì thế, bạn sẽ cần đến bộ sạc được thiết kế riêng cho laptop của bạn. Các cổng kết nối cũng không được chuẩn hoá, vì thế sẽ không xảy ra chuyện bạn vô tình cắm nhầm bộ sạc này vào laptop kia.
Chuẩn sạc thông qua cổng kết nối Apple Lightning
Hiện nay Apple đã chuẩn hoá cổng kết nối Lightning cho các thiết bị của hãng. Cổng kết nối Lightning được Apple giới thiệu vào năm 2012. Như vậy, các thiết bị iPhone, iPad, iPod Touch, iPad Nano – tất cả các loại thiết bị mới của Apple đều dùng cổng kết nối Lightning và có thể kết nối vào bất kỳ bộ sạc Lightning nào được chứng nhận hoặc phát triển bởi Apple. Những thiết bị cũ hơn dùng cổng kết nối 30 chân của Apple. Apple cũng sản xuất loại cổng kết nối cho phép bạn kết nối các thiết bị mới dùng kết nối Lightning với các bộ sạc cũ dùng cổng kết nối 30 chân.
Chuẩn sạc Micro-USB
Hầu hết smartphone – bao gồm các máy Android, Windows Phone và BlackBerry – và tablet Android dùng cổng kết nối Micro-USB chuẩn. Chúng thay thế bộ sạc độc quyền mà các điện thoại cũ từng dùng. Để vẫn tuân thủ theo đúng quy định về một loại sạc chung cho smartphone của Liên minh châu Âu, Apple ra bộ chuyển đổi Lightning-to-Micro-USB. Lưu ý là bộ sạc iPad sẽ có cường độ dòng điện cao hơn bộ sạc iPhone.
Chuẩn sạc USB Type-C
Đây là một kết nối tiêu chuẩn mới được phổ cập và sử dụng rộng rãi trên các thiết bị công nghệ đặc biệt là smartphone, và về cơ bản, nó được phát triển từ Micro-USB. USB Type-C (thường chỉ được gọi là “USB-C”) là một đầu nối có thể kết nối mà không lo ngược chiều như trên Micro-USB, đi kèm với với thông lượng dữ liệu được truyền tải cao hơn nhiều, cũng như có hỗ trợ công nghệ sạc nhanh thời thượng. Với những ưu điểm của mình, USB Type-C bắt đầu xuất hiện như một giải pháp sạc tiêu chuẩn trên nhiều thiết bị di động, thậm chí là cả máy tính xách tay.
Điện áp, cường độ dòng điện và công suất
Để tìm hiểu về tính tương thích của các bộ sạc, trước tiên bạn cần nắm được cách thức chúng hoạt động ít nhất là ở mức cơ bản.
Có nhiều cách để để hiểu về các khái niệm như điện áp, cường độ dòng điện và công suất, nhưng ta sẽ sử dụng phép ẩn dụ phổ biến nhất, đó là hãy nghĩ về các đại lượng này như một dòng nước chảy qua một đường ống. Trong trường hợp đó:
- Điện áp (V) là áp lực nước.
- Cường độ dòng điện (A) là thể tích nước chảy qua đường ống.
- Công suất (W) là tỷ lệ sản lượng nước, được tìm thấy bằng cách nhân điện áp với cường độ dòng điện.
Khá là đơn giản phải không! Trở lại với vấn đề chính, hầu hết các bộ sạc điện thoại di động (không tính sạc nhanh) thường theo hai loại: 5V/1A và 5V/2.1A. Các bộ sạc nhỏ được thiết kế cho điện thoại thông minh, và bộ sạc lớn hơn dùng cho máy tính bảng. Bất kỳ bộ sạc điện thoại nào cũng có thể được sử dụng với các điện thoại khác và tương tự hầu hết các bộ sạc của máy tính bảng đều có thế hoạt động trên các máy tính bảng khác, với điều kiện chúng phải sử dụng chung cổng kết nối (ví dụ cùng là cổng Micro-USB). Tất cả các bộ sạc Micro-USB được thiết kế với điện áp 5V, vì vậy bạn thực sự không bao giờ phải lo lắng về việc vô tình cắm điện thoại vào một bộ sạc có điện áp quá cao. Tuy nhiên, nếu bạn kết nối bộ sạc của điện thoại thông minh cho máy tính bảng, máy tính bảng có thể sẽ sạc rất chậm vì bộ sạc không cung cấp nhiều điện năng như bộ sạc của máy tính bảng.
Nếu bạn kết nối bộ sạc của máy tính bảng với smartphone, sẽ không có gì bị phát nổ hay cháy. Smartphone có thể sẽ không nhận được điện năng tối đa mà bộ sạc cung cấp, nhưng chúng vẫn ổn. Smartphone có thể sẽ được sạc nhanh hơn một chút (chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này ở mục sau).
Nhưng với công nghệ hiện đại như bây giờ, mọi sẽ trở nên thứ phức tạp hơn nhiều. Những viên pin được đưa lên điện thoại thông minh đang ngày càng lớn hơn, do đó, các công nghệ sạc mới như Quick Charge của Qualcomm hay VOOC của Oppo đang trở thành một yếu tố bắt buộc phải có trên các mẫu smartphone từ tầm trung trở lên. Cùng với đó, các định dạng như USB-C lại cho phép thông lượng sạc tốt hơn, đồng thời các bộ sạc cũng được thiết kế phức tạp hơn bao giờ hết. Nếu quan tâm, bạn có thể dễ dàng tìm thấy thông tin về công suất đầu ra của bất kỳ bộ sạc nhanh nào được in trên vỏ củ sạc.
Tóm lại, với công nghệ cũ, bạn có thể dùng bộ sạc chung cho các thiết bị di động như điện thoại hay máy tính bảng, miễn là chúng sử dụng cùng một loại cổng kết nối. Tuy nhiên với công nghệ sạc nhanh thì chúng ta phải chú ý kỹ, tốt nhất là chỉ sử dụng sạc nhanh cho các thiết bị có hỗ trợ tính năng này. Nếu không, sạc nhanh trong trường hợp này hoàn toàn vô tác dụng, mà thậm chí, hiện tượng cháy nổ hay nhẹ nhất là hỏng pin rất dễ xảy ra.
Cách thức hoạt động của một bộ sạc
Giả sử chiếc điện thoại mà bạn đang dùng sử dụng bộ sạc 5V/1A. Có thể coi đây là một bộ sạc “chậm” vì phần lớn các bộ sạc hiện đại đều nhanh hơn rất nhiều.
Điều đó có nghĩa là bạn sẽ không thể sử dụng bộ sạc 5V/2.1A hoặc thậm chí là bộ sạc 9V/2A (sạc nhanh qua USB-C)? Hoàn toàn không! Trong thực tế, những bộ sạc có cường độ dòng điện cao hơn sẽ có thể sạc điện thoại của bạn nhanh hơn mà vẫn có thể đảm bảo an toàn. Về cơ bản, tất cả các loại pin hiện đại đều được chế tạo với một chip điều chỉnh năng lượng đầu vào, chúng chỉ chấp nhận dòng điện đầu vào chúng có thể xử lý, và trên thực tế, các bộ sạc cũng hỗ trợ tính năng “thông minh” này, đó là lý do tại sao bạn nên luôn mua bộ sạc của những thương hiệu chất lượng cao thay vì giá rẻ.
Lưu ý: Các củ sạc có hỗ trợ điện áp nhiều hơn 5V sẽ sử dụng chuẩn USB-C từ đầu đến cuối, do đó nó không thể sử dụng với cáp Micro-USB hoặc Lightning.
Đây cũng là lý do tại sao bạn có thể sử dụng bộ sạc nhanh trên điện thoại thông minh cũ không hỗ trợ công nghệ sạc nhanh, bởi như đã nói cả bộ sạc và pin đều có các biện pháp bảo vệ cần thiết để giữ nguồn điện đầu vào được kiểm soát theo tính toán của nhà sản xuất. Tóm lại, điện thoại sẽ chỉ sạc ở tốc độ mà nó được thiết kế.
Nói về sạc nhanh thì công nghệ mới này có khá nhiều thứ hay ho. Trước hết, có một số phương pháp sạc nhanh đến từ nhiều nhà sản xuất khác nhau, và đặc biệt là chúng không tương thích chéo. Điều này có nghĩa là điện thoại của hãng nào thì chỉ có thế sử dụng bộ sạc nhanh của hãng đó. Ví dụ bạn đang sử dụng chiếc Xiaomi Mi8 có hỗ trợ công nghệ sạc nhanh Quick Charge của Qualcomm, bạn không thể sử dụng được công nghệ sạc nhanh VOOC từ bộ sạc trên chiếc Oppo Find X của anh mình được. Tuy nhiên chỉ là các hãng khác nhau không thể sử dụng được công nghệ sạc nhanh của nhau, còn sạc chậm như truyền thống thì vẫn được (điều này sẽ sớm được thay đổi, nhưng hiện tại, chúng ta vẫn đang bị mắc kẹt với nhiều tiêu chuẩn khác nhau của các nhà sản xuất).
Tổng kết
Vậy thì tóm lại, liệu chúng ta có thể sử dụng chung các bộ sạc được không?
Câu trả lời ngắn gọn là: Có thể, nhưng vẫn có nhưng ngoại lệ nhất định.
Ví dụ: giả sử bạn đang sử dụng bộ sạc 5V/1A cũ trên điện một chiếc thoại thông minh hoàn toàn mới. Thời gian sạc chắc chắn sẽ tăng lên, bởi vì nó sẽ sạc thiết bị chậm hơn nhiều so với bộ sạc đi kèm với điện thoại. Hầu hết các điện thoại thông minh hiện đại đều đi kèm với các bộ sạc nhanh hơn rất nhiều.
Vậy chúng ta có thể sử dụng bộ sạc Android để sạc cho iPhone không? Có, bạn có thể sử dụng adapter trên điện thoại Android của mình với cáp Ligntning phù hợp (cáp USB riêng của Apple) để sạc iPhone của bạn. Còn bình thường thì không có cáp USB của điện thoại Android nào tương thích với các thiết bị iOS và ngược lại.
Nhưng với máy tính xách tay thì lại là một câu chuyện khác. Các máy tính xách tay thường sẽ được trang bị cổng sạc độc quyền theo từng hãng và từng dòng máy, ta không nên nay nói cách khác là không thể sử dụng bộ sạc của các hãng khác được. Nhưng kể từ khi USB-C là công nghệ USB đầu tiên cho phép thông lượng đủ cao và nó được mang lên máy tính sách tay để thay thế cho các cổng sạc độc quyền truyền thống, bạn có thể có một chiếc máy tính xách tay được sạc qua cổng USB và sử dụng chung bộ sạc với các thiết bị khác. Vì vậy, với ý nghĩ đó, liệu bạn có thể sử dụng bộ sạc điện thoại thông minh trên máy tính xách tay của mình và ngược lại?
Câu trả lời gần như là có thể (bởi vẫn có một số ít những trường hợp ngoại lệ). Một bộ sạc của điện thoại thông minh sẽ cho một sức mạnh rất thấp đối với một chiếc máy tính xách tay, nhưng nó vẫn có thể sạc cho máy tính xách tay đang ở chế độ chờ, mặc dù điều này sẽ không gây hại cho thiết bị, nhưng bạn cũng nên tìm hiểu trước xem có trường hợp ngoại lệ nào hay không.
Mặt khác, bạn chắc chắn có thể sử dụng bộ sạc máy tính xách tay USB-C để sạc cho điện thoại thông minh của mình. Một lần nữa, những biện pháp bảo vệ chúng ta đã nói trước đó sẽ cho phép các bộ sạc và pin nói “hợp tác” với nhau và tự động điều chỉnh tốc độ sạc nhanh nhất cho phép theo mặc định, rất tuyệt vời!
Ví dụ: Bạn có thể sạc pin cho chiếc ASUS Chromebook C302 của mình bằng bộ sạc của Pixel 2 XL khi ở nhà và ngược lại, sử dụng bộ sạc C302 trên Pixel khi đi ra ngoài. Công nghệ hiện đại cho phép chúng ta sử dụng các tiện ích công nghệ linh hoạt hơn rất nhiều.